Helly Tống thử tài nhuộm vải truyền thống của người Khách Gia khi đến Đài Loan
Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường.
Giá cà phê tăng đều 2.000 - 3.000 đồng/kg mỗi ngày
Giải đua xe đạp "Bên bờ sông Trà" năm 2023 có 117 VĐV đến từ 17 CLB trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi tham gia. Theo đó, các VĐV thi đấu ở hai nhóm tuổi: nhóm nam trẻ dưới 40 tuổi và nhóm từ 40 tuổi trở lên.
Tăng 1 điểm, VN-Index chốt năm 2023 trong sắc xanh
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Ngày 11.3, tại Nhà văn hóa xã Tân Long, TX.Ngã Năm (Sóc Trăng), TAND tỉnh Sóc Trăng xét xử sơ thẩm lưu động, tuyên phạt bị cáo Phạm Hà Đô (31 tuổi, ở xã Tân Long, TX.Ngã Năm) 13 năm tù về tội giết người. Bị cáo Đô đã truy sát nạn nhân chỉ vì cho rằng nạn nhân khiến đàn vịt của mình chạy lên bờ. Theo cáo trạng, khoảng 6 giờ 30 ngày 15.3.2024, bị cáo Phạm Hà Đô cùng cha ruột và em trai đi lùa vịt từ nhà lên ruộng lúa của ông M.V.D (ở cùng địa phương) để cho vịt ăn. Khi đến đoạn sông trước nhà ông M.V.T thì có một chiếc sà lan đang đậu, lúc này, anh Lê Tấn Đạt từ trong sà lan đi ra làm đàn vịt bỏ chạy lên bờ. Cho rằng anh Đạt xua đuổi đàn vịt nên giữa Đô và Đạt cự cãi với nhau. Đô lấy khúc cây định đánh Đạt thì được can ngăn.Sau khi lùa vịt xong, khoảng 8 giờ cùng ngày, Đô đang ở trước nhà thì thấy Đạt chạy xe máy trên tuyến lộ bê tông. Do còn tức giận Đạt nên Đô vào trong nhà lấy cây dao rồi đi tìm Đạt. Khi thấy Đạt đang ngồi trên xe máy một mình, Đô lao tới, dùng dao đâm liên tiếp vào lưng, sườn và ngực của Đạt. Nạn nhân được người dân đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nhưng bị thương tích 21%.Tại phiên xét xử lưu động, HĐXX TAND tỉnh Sóc Trăng nhận định, hành vi của bị cáo Đô mang tính côn đồ, xem thường pháp luật và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự địa phương, do đó cần được xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật để giáo dục răn đe.
Xiaomi 14 Series ra mắt với ống kính Leica thế hệ mới
Ngày 20.3, UBND TP.Đồng Hới cho hay đã trình phương án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Theo phương án sáp nhập này, TP.Đồng Hới giảm từ 15 đơn vị xuống còn 3 đơn vị. Phương án này được đề xuất để cải thiện công tác quản lý hành chính, đồng thời mở rộng địa giới hành chính của thành phố, phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Cụ thể, UBND TP.Đồng Hới đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình xem xét việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo hướng kết hợp mở rộng phạm vi đô thị về phía bắc và phía nam. Khu vực phía bắc sẽ bao gồm các xã Lý Trạch, Nhân Trạch và một phần xã Nam Trạch (H.Bố Trạch) trong khi khu vực phía nam sẽ gồm TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh và một phần xã Vĩnh Ninh (H.Quảng Ninh).Theo kế hoạch, TP.Đồng Hới sẽ chia thành 3 phường lớn. Phường đầu tiên sẽ sáp nhập các xã và phường: Đồng Hải, Đồng Phú, Hải Thành, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Phú Hải, Bảo Ninh và mở rộng về TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Phường thứ hai dự kiến sáp nhập các xã Nam Lý, Bắc Lý, Lộc Ninh, Quang Phú và mở rộng sang xã Nam Trạch, một phần xã Nhân Trạch của H.Bố Trạch.Phường thứ ba sẽ hợp nhất các xã Nghĩa Ninh, Đồng Sơn, Bắc Nghĩa, Thuận Đức và đề xuất mở rộng ra xã Vĩnh Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Theo UBND TP.Đồng Hới, phương án này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển đô thị của TP.Đồng Hới trong tương lai.Cũng trong ngày 20.3, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn rà soát lại phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do chưa đảm bảo các quy định của Trung ương. Các địa phương phải hoàn thành báo cáo và trình UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 22.3.2025.

Triển lãm ô tô Việt Nam trở lại, vì sao nhiều hãng xe sang rời cuộc chơi?
‘Ninja’ lái xe máy phóng như bay trên phố, suýt bị ô tô cuốn vào gầm
Cụ thể, 25 đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ GD-ĐT được phê duyệt với tổng kinh phí 15,9 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước. Trong số 25 đề tài, đa số liên quan đến các lĩnh vực hóa học, vật lý và sinh học. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu hướng đến các sản phẩm ứng dụng trong lĩnh vực y tế như thuốc điều trị ung thư, hợp chất ức chế virus Covid-19...Cụ thể, đề tài của tiến sĩ Nguyễn Văn Nghĩa, ĐH Bách khoa Hà Nội, nghiên cứu phát triển thuốc nano huỳnh quang không chứa kim loại nặng định hướng ứng dụng trong liệu pháp quang học điều trị ung thư. Mục tiêu của nghiên cứu này là phát triển thuốc điều trị ung thư thế hệ mới dựa trên liệu pháp quang động nhằm tăng hiệu quả trong điều trị, giảm tác dụng phụ và qua đó nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư.Yêu cầu của Bộ là đề tài phải có 2 bài báo được đăng hoặc chấp nhận đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục WoS, Q1/Q2, một bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước tính từ 0,75 điểm.Đồng thời, sản phẩm ứng dụng gồm có: một quy trình công nghệ tổng hợp thuốc nano huỳnh quang không chứa kim loại nặng ứng dụng trong liệu pháp quang học điều trị ung thư, 1g mẫu vật liệu nano huỳnh quang không chứa kim loại nặng ứng dụng trong liệu pháp khoa học điều trị ung thư... Cũng liên quan đến điều trị ung thư, tiến sĩ Nguyễn Đắc Trung, ĐH Thái Nguyên, được duyệt đề tài Tổng hợp sinh học phức hệ nano bạc từ tinh dầu và dịch chiết hoa cây kinh giới trồng tại Đồng Văn và đánh giá hoạt tính ức chế vi khuẩn kháng thuốc và kháng tế bào ung thư.Tiến sĩ Trung sẽ nghiên cứu để tổng hợp phức hệ nano bạc từ tinh dầu và dịch chiết của hoa cây kinh giới trồng tại Đồng Văn và xác định các tính chất lý hóa của hạt nano. Bên cạnh đó, phân tích hoạt tính ức chế vi khuẩn kháng thuốc và ức chế tế bào ung thư của tinh dầu, dịch chiết hoa và phức hệ nano bạc được tổng hợp.Sau khi hoàn thiện, đề tài phải cung cấp sản phẩm là dung dịch nano bạc được tổng hợp từ tinh dầu của hoa, thể tích 500 ml với nồng độ tối thiểu 5ug/ml kèm theo dữ liệu về ức chế vi khuẩn kháng thuốc và tế bào ung thư. Đồng thời phải có một đăng ký giải pháp hữu ích. Trong khi đó, tiến sĩ Phạm Đức Dũng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, sẽ nghiên cứu tìm kiếm các hợp chất có khả năng ức chế virus Covid-19 từ nguồn dược liệu thuộc chi Vitext và chi Phyllanthus sinh trưởng ở tỉnh Bình Thuận.Ngoài sản phẩm là 2 bài báo được chấp nhận đăng trên tạp chí WoS, một bài báo được đăng trên tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước tính điểm từ 0,5 trở lên, người nghiên cứu phải hỗ trợ đào tạo một nghiên cứu sinh theo hướng nghiên cứu của đề tài và một thạc sĩ có luận văn theo hướng nghiên cứu của đề tài và được bảo vệ thành công.Sản phẩm ứng dụng mà đề tài đạt được là 20 đến 25 hợp chất hữu cơ tinh khiết, một đơn đăng ký sở hữu trí tuệ được chấp nhận.Tại lĩnh vực vật lý, tiến sĩ Trần Văn Thực, ĐH Bách khoa Hà Nội, được duyệt đề tài Nghiên cứu phương pháp đo lường 3 chiều bề mặt độ phân giải dọc trục 50 nm ứng dụng trong đo kiểm linh kiện bán dẫn.Mục tiêu đề tài là xây dựng được phương pháp đo lường 3 chiều vật thể có độ phân giải dọc trục 50 nm sử dụng kỹ thuật holography và ánh sáng cấu trúc, xây dựng được mô hình vật lý hệ thống đo lường 3 chiều vật thể, ứng dụng trong phòng thí nghiệm.Đề tài này muốn được nghiệm thu phải có sản phẩm ứng dụng là một bằng sáng chế (được chấp nhận đơn hợp lệ), một mô hình thí nghiệm đo lường bề mặt 3D bề mặt kết hợp giữa phương pháp ánh sáng cấu trúc và hologram, độ phân giải dọc trục lớn hơn hoặc bằng 50 nm.
Chiều tan ca Công ty PouYuen đông công nhân nhất TP.HCM: Chỉ mong đừng mất việc
Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.
V8 Club
Bà Bonnie Chandler, tổng giám đốc của Canadian Auto Stores - một cửa hàng bán lẻ phụ tùng ô tô nhỏ tại Ontario (Canada) cho biết bà lo lắng về tác động của các mức thuế quan mới do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt lên công việc kinh doanh của mình."Thật đau lòng khi chính phủ đang gây chia rẽ giữa những người chỉ muốn làm ăn", bà nói.Một nhóm thương mại đại diện cho hầu hết các hãng sản xuất ô tô lớn đã cảnh báo vào hôm 4.3 rằng mức thuế nhập khẩu 25% mới đối với hàng hóa từ Canada và Mexico sẽ dẫn đến việc giá xe tăng mạnh. Họ nhấn mạnh rằng tác động tiêu cực đến giá cả và nguồn cung xe sẽ có thể nhận ra gần như ngay lập tức.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư